Việc giảng dạy sao cho thu hút và tạo ấn tượng là điều rất nhiều người quan tâm. Khi giảng dạy, tạo ấn tượng sẽ giúp cho buổi học đạt được hiệu quả cao nhất. Người giảng dạy ấn tượng dễ dàng truyền tải được nội dung, thông điệp và đạt được mục đích của buổi học. Vào ngày 14-15/6/2019 tại PCC1 Hà Nội đã diễn ra buổi Đào tạo vô cùng ý nghĩa về chủ đề:
TRAIN THE TRAINER
Kỹ năng giảng dạy và Truyền cảm hứng.
PCC1 là Công ty Cổ phần Xây lắp điện được thành lập năm 1963, nằm trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, với quy mô hơn 20 thành viên. Từ khi thành lập đến nay PCC1 đã chứng minh năng lực của mình cả trong lĩnh vực Điện và nhiều lĩnh vực khác nhau như: đầu tư Năng lượng, đầu tư Bất động sản, tư vấn Dịch vụ…. Với mục đích hướng đến việc có được một đội ngũ đào tạo giỏi, nên PCC1 đã chọn VMP là đơn vị đồng hành.
Để đạt được hiệu quả cao trong buổi học, Người Đào tạo cần đạt được 10 kỹ thuật sau đây:
1.Câu hỏi
Khi Đào tạo tránh việc giảng dạy suốt cả buổi, cần có sự giao tiếp, bàn luận giữa Giảng viên và Học viên. Khi đặt câu hỏi sẽ tạo điều kiện cho Học viên tập trung, suy nghĩ về vấn đề đang nói đến. Việc bàn luận sẽ giúp cho Học viên nhớ lâu hơn về nội dung Bài giảng. Kỹ thuật đặt câu hỏi cũng là điều đáng chú ý. Thường xuyên sử dụng các dạng câu hỏi mở, câu hỏi dẫn dắt, câu hỏi thăm dò…
2.Số liệu thống kê
Số liệu là minh chứng cho những điều bạn đang nói, tạo sự tin tưởng cao hơn. Nếu có số liệu thống kê giúp Học viên ấn tượng, nhớ “dai”. Việc thể hiện số liệu thống kê cần vẽ trên biểu đồ, hoặc dạng bảng. Để tác động trí não về dạng số và cả dạng hình ảnh.
3.Trích dẫn
Để làm được nhà Đào tạo giỏi, cần học và tìm hiểu rất nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.Vì vậy khi giảng dạy cần có trích dẫn để mở rộng kiến thức, cung cấp nhiều thông tin đến Học viên. Điều này sẽ tạo ấn tượng sâu sắc, thu hút sự quan tâm nhờ vào tầm ảnh hưởng của họ.
4.Hình ảnh, video
Minh họa thêm hình ảnh, video sẽ giúp người nghe nhớ lâu lên đến 30%. Cho Học viên xem xong, bạn có thể hỏi Học viên cảm nhận về video/ hình ảnh này. Kết hợp giữa kỹ thuật hình ảnh và đặt câu hỏi.
5.So sánh, liên tưởng
So sánh, liên tưởng sẽ “đánh” vào tâm lý của Học viên. Khiến não tác động vào trí nhớ, Học viên liên tưởng đến những việc có liên quan. Thông qua đó dễ dàng hình dung và hiểu bài sâu hơn.
6.Câu chuyện
Giảng dạy kết hợp câu chuyện tránh gây nhàm chán, kích thích trí tò mò của con người. Thông qua câu chuyện bạn dễ dàng đạt được mục đích mình hướng đến, mà không cần nói “dong dài” người nghe vẫn có thể hiểu rõ. Khi giảng bằng câu chuyện sẽ làm cho người ta liên tưởng. Đó như là minh chứng để chứng minh cho điều bạn nói, có cơ sở và dễ đạt lòng tin.
7.Trò chơi
Nếu buổi học đang quá nhàm chán, hãy tổ chức một trò chơi. Trò chơi phải liên quan đến nội dung Bài giảng. Kết hợp giữa chơi và học là điều mà các Giảng viên cần phải làm. Trò chơi cần được chia theo nhóm để thi đua, kích thích sự tham gia, tinh thần thi đấu của Học viên.
8.Gây sốc
Khi Học viên mất tập trung, hãy tạo ra một tình huống gây sốc để gây tập trung cho Học viên. Và khi cái gì “sốc” con người sẽ nhớ càng lâu.
9.Gây cười
Buổi học phải có sự vui vẻ, thoải mái. Yếu tố gây cười làm giảm tình trạng căng thẳng, giúp buổi học hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó gây cười sẽ dễ dàng tác động vào trí não khiến não hoạt động tốt hơn.
10.Âm thanh/ánh sáng
Nếu âm thanh càng lớn, khi thảo luận Học viên sẽ nói càng lớn. Tạo không khí sôi động, vui nhộn khi học tập. Ánh sáng cần đủ và không được quá tối tránh tình trạng buồn ngủ và cảm giác nhàm chán.
=> Để biết thêm thông tin về khóa học vui lòng liên hệ: